Đảm bảo vệ sinh trong nuôi thủy sản ở Phù Ninh

Đảm bảo vệ sinh trong nuôi thủy sản ở Phù Ninh

Chia sẻ nội dung:

Với lợi thế diện tích mặt nước lớn, huyện Phù Ninh có thế mạnh về phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh trong nuôi thủy sản luôn được các cấp, ngành của huyện quan tâm, chú trọng.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông theo hướng VietGAP của gia đình ông Nguyễn Hữu Ngọc tại khu 1, xã Hạ Giáp cho hiệu quả kinh tế cao. 

Phù Ninh hiện có 495,4ha diện tích nuôi thuỷ sản với tổng sản lượng ước tính 1.470 tấn/năm. Đặc biệt, với lợi thế có dòng sông Lô chảy qua, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Phù Ninh đã mạnh dạn phát triển nuôi cá lồng theo hướng thâm canh, tập trung chủ yếu tại các xã  Phú Mỹ, Bình Bộ, An Đạo, Hạ Giáp… Toàn huyện có tổng số 149 lồng cá, trong đó có 80 lồng hiện đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 160 tấn, chủ yếu các loại cá: Trắm đen, trôi, chép giòn, diêu hồng, lăng, nheo, rô phi…

Tuy nhiên nuôi thủy sản trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Chất thải chăn nuôi, sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống ao hồ; kỹ thuật nuôi thả, chăm sóc, kiến thức về phòng, chống bệnh trên đàn cá còn hạn chế; tình trạng sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học chưa đúng quy định; sử dụng thức ăn chăn nuôi chưa hợp vệ sinh… Nhằm phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng hàng hóa, đảm bảo sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hướng dẫn người nuôi cá áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật từ khâu sản xuất con giống đến khâu chăn nuôi và thu hoạch; quản lý giống chặt chẽ, đảm bảo nguồn giống thuỷ sản sức khoẻ tốt trước khi nuôi thả. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất giống tại chỗ và nhập giống thủy sản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giống thuỷ sản chất lượng, không nhiễm bệnh, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với trạm thú y, khuyến nông huyện tăng cường kiểm tra dịch bệnh, vệ sinh thú y tại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống thủy sản trong tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thủy sản chủ động chọn mua những loại thức ăn, giống thủy sản đảm bảo chất lượng.

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi thả cá thương phẩm, huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn, thực hiện các chương trình giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong thủy sản, giám sát đảm bảo an toàn dịch bệnh các vùng nuôi thủy sản trọng điểm, tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo các hộ nuôi về sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học đúng quy định. Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi thủy sản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến cáo người nuôi thả giống theo đúng lịch, thời vụ và chỉ thả những con giống đã được kiểm dịch đầy đủ; trong suốt quá trình nuôi thả, không được sử dụng các hóa chất, thay thế bằng các chế phẩm sinh học để vệ sinh đáy, ao nuôi, xử lý nguồn nước, đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi nuôi thả; sử dụng thức ăn chăn nuôi hợp vệ sinh, không sử dụng thuốc thú y, các loại hoá chất không có trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụng, tránh lạm dụng hóa chất, kháng sinh để chữa trị bệnh cho thủy sản. Đồng thời tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho các hộ nuôi thuỷ sản. 

Bà Hoàng Thị Thu Hà - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh, hướng tới phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện theo hướng bền vững, theo chỉ đạo của UBND huyện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trạm Khuyến nông sẽ phối hợp với các đoàn thể  đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nước. Phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn, nhân rộng mô hình nuôi cá theo quy trình VietGAP. Khuyến khích người dân nuôi thả thủy sản theo các hình thức an toàn; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng bệnh cho cá; tăng cường áp dụng các tiến bộ KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thủy sản; tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ chuyển đổi từ nuôi thả các giống cá truyền thống sang các giống cá mới cho năng suất cao, khuyến khích các hộ có điều kiện về ao nuôi tiến hành ươm, nuôi cá giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ cho các hộ nuôi cá thịt; tăng cường chế biến thức ăn tại chỗ nhằm giảm chi phí; đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng, ao nuôi, cấp thoát nước, đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website  
>