Học ngành thủy sản, nên hay không nên?

Học ngành thủy sản, nên hay không nên?

Chia sẻ nội dung:

Từ một ngành có quy mô sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu và dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn. Ngành thủy sản chiếm một vị trí quan trọng, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.

Đôi nét về nuôi trồng thủy sản (NTTS)

Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture), là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. Đây là một ngành nghề có tốc độ phát triển rất mạnh ở các khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh ở khu vực phía Bắc (vùng ngập nước, các bãi bồi, các vùng chuyển đổi đất kém hiệu quả…).

Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay phải kể đến như tôm, cua, cá, ngao, ốc hoặc có thể là tảo…Người nuôi trồng phải áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng xã hội.

Một số loại hình NTTS phổ biến bao gồm: NTTS quy mô nhỏ, NTTS thương mại, NTTS bằng nguồn giống khai thác tự nhiên, NTTS nước lợ, NTTS cao sản,..

Kiến thức có được từ ngành thủy sản

Ngành NTTS bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong thủy sản như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động thủy hải sản, bệnh học thủy sản… Đây là một trong những ngành có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao.

 

Chương trình đào tạo ngành NTTS sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, còn tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, trường sẽ trang bị những kỹ năng mềm cho sinh viên (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian…) và kỹ năng chuyên môn như: thực hiện các thao tác trong sản xuất giống, ương nuôi, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản; vận dụng phương pháp và dữ liệu thích hợp để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất thủy sản; tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi động vật thủy sản, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực thủy sản đạt hiệu quả cao.

Tương lai của ngành thủy sản

Việt Nam trong những năm qua luôn nằm trong top những quốc gia có lượng xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất khu vực và thế giới. Nhờ sở hữu đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc ở nhiều địa phương mà hoạt động khai thác lẫn nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển. Do đó, cho thấy tiềm năng nghề nghiệp ở ngành học này là rất lớn, hầu hết sinh viên ra trường đều có công việc ổn định. 

 

Bên cạnh đó, ngành NTTS được rất nhiều trường Đại Học chú trọng và đầu tư. Hiện ngành có đội ngũ cán bộ giảng viên trình độ cao, đào tạo nhiều từ quốc tế. Để phục vụ thực hành, các trường cũng thành lập các trại sản xuất nước ngọt và nước mặn, các hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống nuôi lồng bè và kết hợp hệ thống sản xuất tại các doanh nghiệp giúp sinh viên sớm tiếp cận và thu được nhiều kinh nghiệm.

Tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thuỷ sản mở ra cơ hội cho sinh viên có niềm đam mê với thiên nhiên, với tài nguyên, có cơ hội để tìm được vị trí việc làm hấp dẫn với nhiều công việc đa dạng và hấp dẫn. Có thể làm việc tại các vị trí như: Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Viện khoa học nông nghiệp,..).

Tóm lại, tương lai của ngành thủy sản ở Việt Nam vẫn rất tiềm năng và đầy hứa hẹn nếu được phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website