\

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH BỂ XI MĂNG

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH BỂ XI MĂNG

Chia sẻ nội dung:

Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ <15 độ C, cá có thể sống được khá lâu khi da cá ẩm ướt. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

Cá chình là loài cá rộng nhiệt (từ 1 – 38 độ C), nhưng trên 12 độ C cá mới bắt mồi. Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng là 13 - 30 độ C, thích hợp nhất là 25 - 27 độ C.

  1. Thiết kế bể nuôi
  • Đặt bể cá ở những vị trí gần với nguồn nước sạch, thuận lợi cho việc cấp nước. Đồng thời vị trí đó phải yên tĩnh, tiện lợi đi lại, thoáng mát. Đặc biệt có cây xanh bao quanh càng tốt sẽ giúp cá phát triển tốt hơn.
  • Bể nuôi cần phải rộng rãi, diện tích khoảng 60m2.
  • Bể chia làm 2 phần có νách ngăn cố định để có thể phân loại cá сhình trong quá trình nuôi và tạo môi trường ăn khác chỗ ở để sạch sẽ.
  • Khi xây bể, đáy bể không nên tráng xi măng mà nên phủ một lớp đất sét dày 5 đến 10cm với độ sâu từ 1,8m đến 2m.
  • Đặc tính của cá chình là thích chui rúc ẩn nấp vào ban ngày, đêm mới đi ăn nên có thể tạo môi trường sống giống tự nhiên cho nó.
  • Tường bên trong bể thì láng nhẵn. Đổ nước vào bể thì chỉ nên đổ dướі thành bể khoảng 50cm.
  • Để có thể đánh bay mùi xi măng và các vụn xi măng còn lại, sau khi xây xong thì ngâm phèn chua khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần thì rửa sạch lại bằng nước sạch, chà lại bằng bệ chuối và tiếp tục xả nước rửa nhiều lần. Phơi nắng khoảng 2 tuần để bể sạch sẽ.Muốn có nhiệt độ ổn định cho cá sinh sống thì cần thiết kế máі che phía trên để che nắng mưa.

    Bên trong bể cần chuẩn bị các dụng cụ: cá phải bổ sung vòi sục khí (10 vòi/bể), sàn ăn có kích thước 60cm x 80cm (bố trí gần nơi thoát nước). Ngoài ra cần có máу tạo dòng nước và ống nhựa để làm chỗ chú ẩn chо cá.

    Cá chình là loại cá bơi khỏe, vượt dòng nướс ngoài tự nhiên nên bể nuôi cũng phải tạo môi trường nhân tạo cho сá sống thoải mái.

    Dưới đáy bể cần thiết kế hệ thống gom chất thải để làm sạch bể, tránh vi khuẩn sinh sản làm cá bị bệnh.

  1. Chọn giống và thả giống

Lựa chọn loại khỏe mạnh, đều cỡ, da bóng, nhiều nhớt, không xây xát đặc biệt là không mắc lưỡi câu và xung điện. Cá giống sau khi mua về không thả xuống bể ngay mà nuôi trong bể giống 5-7 ngày để ương, sau đó mới đem thả ra bể.

Kích cỡ từ 50-100g/con thì nên thả mật độ 5con/10m2 – 1con/m2. Tránh thả quá dày thì chúng sẽ cạnh tranh về nơi ở và không có sứс đề kháng tốt nhất để sinh trưởng.

Trước khi thả cá vào bể nuôi cần tіến hành sát trùng cho cá bằng cách tắm cho cá: Thuốc tím (KMnO4) 1 – 3g/m3, Sulphat đồng(CuSO4) 0,3 -0,5g/m3, Formol 1 – 3 ml/m3. Ngoài ra, có thể ngâm cá trong nước muối 15 – 30‰ trong 15 – 30 phút hoặc đến khi thấy chúng khó chịu mới thôi. Để loại trừ cá ký sinh trùng trên cá chình.

 

2. Chăm sóc và quản lý giống cá chình

Thức ăn cá chình:

Cá chình là cá ăn tạp nên chúng có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau như cá biển, các loại cá tạp, ốc, nhái, trùn…Ngoài ra có thể cho ăn thức ăn viên công nghiệp.

Cho cá ăn 2 lần/ngày, ăn vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều., lượng thức ăn tương đương 3-5% trọng lượng của cá. Kết hợp bổ sung vitamin để tăng cường đề kháng cho cá.

Chăm sóc giống cá chình

Thường xuyên theo dõi chất lượng nước, đảm bảo đủ oxy lẫn độ pH để cá phát triển. Cách 1 tuần cần vệ sinh bể 1 lần, 1 tháng thay nước 2 lần. Nếu thấy cá có các biểu hiện bệnh thì cần xử lý ngay, tránh để lây lan.

Định kỳ phân cỡ cá 1 tháng/lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn từ 1 - 2 ngày, lùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cá, không dùng tay bắt cá.

Ao nuôi năng suất 15 tấn/ha cần lắp bộ sục khí 1,5 – 2,0 kw cho 1000 m2. Căn cứ vào thời tiết cụ thể mà mỗi ngày mở máy 3 – 4 lần giúp cho ôxy phân phối đều trong các tầng nước. Trước khi cho cá ăn, nên mở sục khí đề phòng thiếu ôxy cục bộ do cá tập trung ăn tại một chỗ.

Thu hoạch cá chình:

Sau khoảng 1 năm nuôi cá chình nước ngọt là có thể thu hoạch được, tầm này kích thước của cá dao động 1-1,5kg/con. Nếu nuôi lâu hơn thì kích cỡ càng to.

Xu thế nuôi cá chình thương phẩm hiện nay

Cá lớn nhanh hơn, phát triển tốt hơn

Thịt cá chình không chỉ chắc, thơm, ngon, ngọt mà còn rất bổ dưỡng. Thịt cá chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, omega cùng các vitamin khác rất tốt cho sức khỏe con người.

Cá chình là giống cá khá dễ nuôi, phát triển tốt trong mọi môi trường khắc nghiệt. Không chỉ sống ở nước ngọt mà cá chình có thể sống tốt ở khu vực nước lợ hay nước mặn, chúng ăn tạp nên việc nuôi cá không quá khó khăn.

Giá cá chình có xu hướng ngày càng tăng, thấp cũng gần 200k/kg, có thời điểm lên tới gần 300k/kg, mang đến hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.

 

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website  
>