\

Kháng sinh phòng bệnh hay trị bệnh?

Kháng sinh phòng bệnh hay trị bệnh?

Chia sẻ nội dung:

Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh hẳn đã không còn xa lạ gì với bà con. Việc sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường để nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho ao nuôi là điều không thể tránh khỏi, mật độ nuôi càng cao thì mức độ sử dụng thuốc, hóa chất càng nhiều.

Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh hẳn đã không còn xa lạ gì với bà con. Việc sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường để nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho ao nuôi là điều không thể tránh khỏi, mật độ nuôi càng cao thì mức độ sử dụng thuốc, hóa chất càng nhiều.

Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Do đó, tùy vào mục đích mà cần tìm hiểu và sử dụng kháng sinh sao cho phù hợp.

Kháng sinh là gì?

Về cơ bản thuốc là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu. Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường.

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật (đôi khi tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi và có hại). Vì thế kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả ở người, vật nuôi và cây trồng. 

Cơ chế tác dụng

Để việc sử dụng kháng sinh được hiệu quả hơn, an toàn hơn và tránh những tác hại của nó, chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế tác dụng của chúng.

Kháng sinh tác dụng lên các quá trình của tế bào có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, nhóm glycopeptide (vancomycin), nhóm polymycine (baxitracin). Ngoài ra, kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin, amphoterricin.

Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào: gây rối loạn và ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp các axít nucleic, bao gồm cả ADN và ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào).

Phòng hay trị bệnh?

Nếu dựa vào cơ chế tác động, người ta có thể phân kháng sinh thành 2 nhóm: diệt khuẩn và ức chế vi khuẩn. 

Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (gồm nhóm Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones). Nhóm ức chế khuẩn chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides). 

Lưu ý, kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. 

Lạm dụng kháng sinh để giúp tôm phòng ngừa không những gây hại đến sức khỏe tôm mà còn mang lại hậu quả nghiêm trọng cho con người khi sử dụng

 

Ngoài ra, bà con nên biết, kháng sinh không diệt được virus. Vì thế với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để trị.

Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm: Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm; Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương; Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracyclin và rifampicine; Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim.

Sử dụng đúng cách

Lạm dụng kháng sinh bừa bãi trong việc điều trị bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi: lạm dụng để phòng ngừa bệnh khiến cho tôm chậm lớn, hệ vi khuẩn đường ruột kém làm tăng hệ số FCR (hệ số thức ăn) làm tăng giá thành sản xuất tôm, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nuôi tôm. 

Thêm nữa việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như: vi khuẩn kháng thuốc khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng; thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái hoặc gây hại cho các loài sinh vật tự nhiên.Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.

Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

- Chỉ dùng kháng sinh khi không còn cách nào khác và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra. 

- Chỉ dùng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép.

- Áp dụng nguyên tắc 6 đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn. 

- Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh. Phải dùng liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc. Hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn nếu kháng sinh được sử dụng đúng lúc khi mà mật độ vi khuẩn còn tương đối thấp. Không ngưng thuốc khi chưa đủ liều ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng cho tôm… để hiệu quả được cao hơn. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch tôm.

- Khi mua kháng sinh nên chú ý kiểm tra đầy đủ thành phần thuốc, bao bì còn nguyên vẹn, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn dùng,…và nên đến mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng.

Đăng ngày 08/02/2024

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website