\

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Chia sẻ nội dung:

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Mục tiêu sử dụng đạm trong thức ăn phải đáp ứng hiệu quả và thoả mãn tiêu chí phục vụ cho hoạt động duy trì, tăng trưởng tốt nhất cho tôm, thông qua tiêu hoá tối đa, hấp thu tốt nhất và chuyển hoá triệt để. 

Sử dụng đạm hợp lý, tôm sẽ tăng trưởng nhanh, khoẻ mạnh, môi trường sạch…và ngược lại. Lượng đạm trong thức ăn, khi tôm hấp thu vào cơ thể ở mức độ tốt nhất liên quan hàm lượng thức ăn, lượng ăn mà tôm ăn hàng ngày. 

Theo nhu cầu sinh học dinh dưỡng tôm thẻ chân trắng, được khuyến cáo hàm lượng đạm dùng để nuôi phù hợp nhất trong thức ăn công nghiệp ở mức 38 %. 

Một nghiên cứu về ba thử nghiệm cho ăn đã được thực hiện để xác định nhu cầu protein tốt nhất trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở ba giai đoạn tăng trưởng khác nhau. 

Sáu chế độ cho ăn thử nghiệm được xây dựng, bao gồm các mức Protein tăng dần 25, 30, 35, 40, 45 và 50% (ký hiệu P25, P30, P35, P40, P45 và P50) với 03 thử nghiệm cho ăn. Ba thử nghiệm cho ăn được thực hiện ở tôm có trọng lượng khác nhau: 0,65 g (TN 1); 4,80 g (TN 2) và 10,5 g (TN 3). Phân tích dữ liệu sau thử nghiệm, dựa trên mức độ tăng trưởng ADG ngày, độ đồng đều, tình trạng sức khoẻ tôm. 

Kết quả phân tích cho thấy, mức Protein thô trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng tối ưu là 34.5; 35.6 và 32.2% ở các size cỡ khác nhau, theo mức Protein tăng dần. Tuy nhiên, khi lượng đạm tăng lên > 40 – 50%, hiệu quả tăng trưởng của tôm sẽ giảm, chi phí thức ăn tăng đồng nghĩa chi phí sản xuất tăng, môi trường nước nuôi nhanh ô nhiễm, khí độc trong ao nuôi tăng cao, xuất hiện nhiều sự cố trong ao. 

Trên thực tế, do thói quen, do hiểu sai về nhu cầu dinh dưỡng của tôm, đặc biệt là từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, bà con nuôi tôm luôn có xu hướng dùng thức ăn tăng đạm, hoặc chuyển sang sử dụng thức ăn tăng trọng đạm cao.

 

Nguồn gốc đạm trong thức ăn quyết định chất lượng thức ăn, liên quan mức độ tiêu hoá thức ăn và hấp thu thức ăn của tôm, liên quan thành phần dinh dưỡng trong thức ăn đủ hay thiếu. 

Đạm động vật như bột cá nhập khẩu, đặc biệt là bột cá tươi, nguồn gốc Peru, Chi Lê, thường bổ xung đầy đủ các acid amine thiết yếu, a cid béo quan trọng, vitamin, khoáng chất chính…cần cho tôm phát triển. 

Tôm thẻ chân trắng sử dụng Protein là nguồn năng lượng chính, tôm cần 1,8 – 3,8 g Protein/kg tôm/ngày nhằm duy trì hoạt động. Tôm lớn nhanh nếu được cung cấp ≥ 25 g Protein/kg tôm/ngày ở giai đoạn nhỏ hoặc ≥ 45 g Protein/kg tôm/ngày ở size tôm 50 – 80 con/kg. 

Nói cách khác, nếu trong thức ăn sử dụng nguồn đạm trên, đảm bảo các thông số kỹ thuật của nguyên liệu, tỷ lệ phối trộn hợp lý giữa các thành phần trong thức ăn, sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển. 

Ngược lại, nếu dùng nguồn đạm khác, hay đạm thực vật, sử dụng không phù hợp giai đoạn nuôi, mô hình nuôi, công nghệ nuôi…dù tăng đạm, hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm không cao. Tôm chậm lớn, môi trường ô nhiễm, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR cao.

Giai đoạn tôm giống postlarvae ương trong hồ ương, tôm nhỏ nuôi ≤ 1 tháng, Enzym hỗ trơ tiêu hoá tiết ra từ gan, mật (Proteaza; Esteraza; Amylaza; Cellulaza, Pepsin, Tripsin…) chưa hoàn chỉnh, các sóng nhu động, vận động phản nhu động trong ruột chưa đủ mạnh. 

Nếu dùng thức ăn đạm cao, tôm tiêu hoá thức ăn kém, dễ bị bệnh đường ruột, dễ gây rối loạn tiêu hoá. Nếu dùng thức ăn đạm cao, bà con cần hỗ trợ thêm vi sinh có lợi, Enzyme bổ xung bên ngoài vào, thông qua việc trộn theo thức ăn cho tôm ăn hàng ngày.

 

Giai đoạn tôm lớn, nếu dùng thức ăn đạm cao để tập trung mục tiêu tăng trưởng, cần tính toán giá thành, chi phí sản xuất, giá tôm thương phẩm trên thị trường ở thời điểm hiện tại. 

Mặt khác, các yếu tố liên quan đến sử dụng đạm như thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, hàm lượng và tỷ lệ acid amine, giai đoạn tôm phát triển… cũng cần được quan tâm.

Điều kiện môi trường và chất lượng nước ao nuôi, là các yếu tố đặc biệt, tác động đến nhu cầu Protein của tôm. Môi trường nuôi sạch, các thông số môi trường ổn định trong ngưỡng cho phép, tôm không cần sử dụng đạm cao. 

Sự biến động các chỉ tiêu về chất lượng nước, khiến vật nuôi tiêu tốn nhiều năng lượng, để điều hòa các phản ứng sinh lý, sinh hóa, giữ cân bằng cho cơ thể, vì vậy tác động không nhỏ đến nhu cầu protein của vật nuôi. 

Trong trường hợp này, tôm cần thức ăn đạm cao, để chuyển hoá ra nhiều năng lượng. Nếu dùng thức ăn đạm cao, bà con cần chủ động bổ xung các chất hỗ trợ tiêu hoá từ bên ngoài như vi sinh có lợi, Enzyme tiêu hoá. 

Như chúng tôi đã đề cập trên, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, là mục tiêu sản xuất nuôi tôm theo hướng bền vững, hiệu quả. Sử dụng thức ăn đạm cao cần lưu ý đến vấn đề ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường. 

Do vậy cần tính toán sử dụng hàm lượng đạm hợp lý, để việc tiêu thụ thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thu thức ăn diễn ra triệt để.

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao, hay siêu thâm canh, trong vùng độ mặn thấp ≤10%, do môi trường có độ mặn thấp, tôm cần đạm cao để tạo ra nhiều năng lượng, phục vụ quá trình điều tiết áp suất thẩm thấu, và tích luỹ dinh dưỡng cần cho tăng trưởng. 

 

Đặc biệt các vùng nuôi nước không có độ muối (nước ngọt), việc dùng thức ăn đạm cao được xem như một giải pháp, hỗ trợ tôm phát triển, trong môi trường nuôi không thuận lợi. Nông dân nên chủ động điều chỉnh hàm lượng đạm trong thức ăn phù hợp lượng ăn mà tôm ăn, tránh tôm tiêu thụ quá mức protein, dẫn đến hấp thu không triệt để. 

Hậu quả của việc không điều chỉnh phù hợp hàm lượng đạm trong thức ăn, đó là gây lãng phí thức ăn. Thức ăn dư thừa chuyển hoá thành chất hữu cơ tích tụ đáy ao, phân huỷ, hình thành khí độc, gây ô nhiễm môi trường do lượng ni tơ sinh ra quá nhiều, tăng thêm chi phí sản xuất, giá thành. 

Bà con cần hiểu rõ mối quan hệ giữa nồng độ Protein trong thức ăn và lượng thức ăn mà tôm ăn vào, cần đáp ứng được nhu cầu Protein của tôm, thông qua lượng thức ăn cho ăn hàng ngày. 

Việc cho tôm ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao, gây khó khăn cho người nuôi, trong việc duy trì hợp lý tỷ lệ năng lượng và Protein. Một thí nghiệm được thực hiện trên tôm thẻ chân trắng, có khối lượng ban đầu khi thí nghiệm là 1,3 g, tôm được cho ăn 41 g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày. 

Kết quả thí nghiệm cho thấy, có sự thay đổi về hàm lượng đạm trong thức ăn và lượng thức ăn được cho ăn. Cu thể như sau, tôm được cho ăn thức ăn chứa 32% đạm, với tỷ lệ cho ăn là 12%/trọng lượng thân tôm, kết quả là tôm tăng trưởng 3,4g; với hiệu quả sử dụng thức ăn là 51,7%. 

Riêng tôm cho ăn khẩu phần 48% đạm, với tỷ lệ cho ăn là 8%/trọng lượng thân tôm, kết quả là tôm tăng trưởng 2,9g; với hiệu quả sử dụng thức ăn là 68,7%. Sử dụng đạm trong thức ăn hiệu quả, thông qua tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, tôm khoẻ mạnh, phát triển tốt. 

Người nuôi không sử dụng đạm trong thức ăn cho tôm ăn theo thói quen, cần cập nhật kỹ thuật sử dụng đạm trong trong thức ăn, tính toán, theo dõi diễn biến giá tôm thương phẩm, để chọn lựa thức ăn phù hợp nhất.

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website