Chia sẻ nội dung:
Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt...
Như đã biết, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh quá mức quy định, sử dụng kháng sinh không đúng cách, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng thủy sản và sức khỏe của con người.
Tại HTX Kỳ Như - Hậu Giang, vẫn tồn tại tình trạng nhiều người dân không hiểu rõ về tác dụng và cách sử dụng kháng sinh, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Điều này dẫn đến việc kháng sinh bị thải ra môi trường, gây ô nhiễm và nguy cơ kháng kháng sinh. Việc quản lý và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh vẫn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng buôn bán, sử dụng kháng sinh trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang đang từng bước khuyến khích, hạn chế sử dụng kháng sinh để đảm bảo nguồn nước, nuôi trồng hiệu quả. Nhằm tăng cường chất lượng thủy sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.
Đặc biệt, đối với con cá tra xuất khẩu, nhiều năm qua, bà con ở HTX cá tra Thới An - Cần Thơ cũng đã chật vật vì giá cả bấp bênh. Do vậy để theo được nghề, bà con cần xây dựng, đầu tư mô hình chuyên nghiệp, bài bản trong nuôi cá, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cho biết: Toàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp trong quy trình nuôi cá tra. Nhằm hạn chế dịch bệnh, nếu xuất hiện dịch bệnh phải đảm bảo làm sao để người nuôi quản lý tốt về môi trường. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các loại thuốc cấm để điều trị, nhất là kháng sinh xuống mức thấp nhất. Gắn kết chặt chẽ với từng vùng nuôi cũng như việc thu mua chế biến của các doanh nghiệp để phục vụ xuất khẩu. Cuối cùng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các vùng nuôi áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, globalgap,…
Như vậy, theo các chuyên gia, việc lạm dụng quá nhiều kháng trong trong nuôi trồng thủy sản, sẽ làm xáo trộn đi sự cân bằng mong manh của môi trường thủy sinh. Đặc biệt, sử dụng kháng sinh không đúng cách còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và toàn xã hội. Để hướng đến một chuỗi sản xuất an toàn, chúng ta phải hoàn chỉnh từ khâu con giống, cho đến quy trình nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến và cuối cùng là xuất khẩu.
Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phối hợp lại với nhau để xây dựng chuỗi sản xuất, gắn liền với vùng nuôi, ao nuôi, theo tổ chức HTX, hoặc có thể là tổ hợp tác với doanh nghiệp. Từ đó, hướng đến mục tiêu xây dựng một chuỗi kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung, bảo vệ môi trường.