
Chia sẻ nội dung:
Nuôi tôm ban đêm: Nhìn thấu rủi ro để giữ chắc mùa vụ
Trong khi người nuôi đã say giấc, ao tôm vẫn không ngừng "sôi động" với hàng loạt diễn biến môi trường, sinh vật phân hủy, và những nguy cơ tiềm tàng. Vậy ban đêm nuôi tôm làm sao cho đạt kết quả? Bài viết sau sẽ giúp bạn "nhìn thấu bóng tối", giữa mùa vụ nhiều rủi ro.
Ban đêm, ao tôm không bao giờ "ngủ yên"
Dù đã tắt đèn tại trang trại, hoạt động sinh học trong ao tôm vẫn tiếp diễn: vi sinh vật phân hủy, tảo tạm ngừng quang hợp, oxy hoà tan giảm đột ngột... Trong khi đó, những thay đổi tinh vi này lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tôm.
Các chỉ tiêu môi trường quan trọng ban đêm
pH: Giao điểm lột xác và độc tố H2S
Ban đêm, khi tảo ngừng quang hợp, pH bắt đầu giảm. Khoảng pH 7,8 - 8,1 là mức ổn định cho ao nuôi. Nếu pH cao hơn 8,3, tôm thường chờ ban đêm mới lột xác. Lột xác là lúc tôm yếu, dễ chết nếu môi trường không đảm bảo oxy hay khoáng.
Nhiệt độ: Giảm độc H2S, giảm chuyển hóa tôm
Khi nhiệt độ ban đêm giảm, oxy hoà tan khuếch tán kém, tôm giảm chuyển hóa. Cứ mỗi 1°C giảm, chuyển hóa tôm giảm 10%.
Oxy hoà tan: "khí thở" cho sự sống ban đêm
Oxy trong ao cần duy trì ổn định, tối thiểu 4 ppm lúc 4h sáng (cách đáy ao 30cm), quạt nước phải hoạt động 100%. Cứ 400kg tôm sinh khối cần 1HP quạt nước.
Chỉ 0,02 ppm H2S đã đủ để làm tôm sốc độc. H2S tăng mạnh trong điều kiện ban đêm: oxy thấp, pH thấp, nhiệt độ giảm. Cách đối phó: duy trì pH 7,8-8,1, DO ổn định, dùng vi sinh oxy hóa H2S.
Tảo tạn: Cơn ác mộng đen sáng
Tảo ban đêm ngừng oxy, khi tảo chết đột ngột (pH giảm 0.3-0.5), hỗn loạn môi trường ao, tôm stress nặng. Phòng tránh: cung cấp khoáng gần sáng, kiểm tra Calci, Magie, Kali...
Lột xác: Khoảnh khắc sinh - tử vô cùng mong manh
Khoảnh khắc lột xác là giai đoạn nhạy cảm nhất trong vòng đời của tôm. Lúc này, nhu cầu oxy tăng gấp đôi, và tôm cần từ 3 đến 4 tiếng để làm cứng lại lớp vỏ mới. Dấu hiệu dễ nhận biết: tôm ăn ít vào chiều tối và bắt đầu “mở vỏ” vào sáng sớm hôm sau.
Nếu không được chăm sóc đúng cách, tôm rất dễ chết do sốc hoặc nhiễm khuẩn qua lớp vỏ còn mềm. Vì vậy, ban đêm phải đảm bảo nồng độ oxy hòa tan (DO) luôn ổn định, tăng cường khoáng chất và giữ độ kiềm ở mức khoảng 120 ppm để hỗ trợ quá trình tái tạo vỏ.
Nhân sự trực đêm: Người gác ao thầm lặng
Đêm xuống, khi cả trại nuôi chìm vào im lặng, vẫn có một người lặng lẽ giữ cho mạch sống ao tôm không ngừng vận hành – người trực đêm.
Đây không chỉ là người “giữ cửa” cho đàn tôm mà còn là người phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường: tôm đổi màu mắt, giảm phản xạ ánh sáng, tốc độ bơi thay đổi... Tất cả đều là cảnh báo sớm cho các sự cố.
Một người trực đêm giỏi cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đèn đội đầu, radio liên lạc, phương tiện di chuyển quanh ao. Sau 2 – 3 tháng “va ao”, họ có thể tự mình đảm nhiệm ca đêm – ca làm việc ít ánh sáng nhưng đòi hỏi sự tỉnh táo cao độ.
Những nguy cơ tiềm tàng ban đêm
• Mặt an toàn trang trại: Nên có chòi cao, rào ánh sáng, camera, hàng rào dưới nước, nhà cho nhân viên dóc bên.
• Tai nạn lao động: Trang bị đủ quần áo, đèn đeo trên đầu, dù, tổ chức diễn tập 2 lần/năm.
• Hỏng hóc thiết bị: Phải có đội cơ khí 2 - 3 người, có dự phòng, trả lương đặc biệt.
• Từ nửa đêm về sáng: Tôm yếu thường nổi mặt nước lúc này. Cần canh gác sát sao.
• Mưa lớn ban đêm: 30mm mưa có thể gây sốc tôm. Cần trộn đều nước, bón vôi, chạy quạt liên tục.
Nhiều người nuôi thường bỏ qua ban đêm, cho rằng sáng mai xem cũng được. Thực tế, rất nhiều vụ thua lỗ do không quan sát tôm vào ban đêm. Ngay cả khi giảm mật độ nuôi, người nuôi vẫn cần canh tác cẩn trọng trong những đêm mưa gió.