Chia sẻ nội dung:
Đặc điểm sinh học
Cá hồng có thân bầu dục dài dẹt, thân cá có màu hồng, viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Đầu cá lõm, mõm dài và nhọn. Vâylưng dài, có gai cứng khoẻ, vây hậu môn và vây ngực lớn. Thịt cá hồng ngon, dùng ăn tươi hay đóng hộp.[1]
Trên cơ thể cá hồng thường xuyên có nhiều loại vi khuẩn cư trú, nhất là ở lớp nhớt ngoài da, trong mang và ruột, Khi cá hồng còn sống, do có khả năng bảo vệ và miễn dịch, các vi khuẩn không phát triển. Chỉ khi cá chết, sức đề kháng không còn, vi sinh vật sẽ phát triển mạnh làm cá hỏng nhanh chóng đồng thời trong quá trình phân huỷ, những chất đạm của cá sẽ tạo thành các axit hữu cơ có mùi hôi khó chịu, làm biến đổi màu sắc và tạo ra các chất độc [2].
Mùa sinh sản của cá vào tháng 3 đến tháng 7.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn chính của cá là các loại giáp xác, cá con, mực, ốc.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, gặp ở vùng đáy bùn cát sâu 40 – 50 m, phân bố vịnh Bắc Bộ [1] và một số tỉnh ở vùng Trung Nam bộ như Phú Yên, Thừa Thiên Huế [3][4], Nha Trang[5]. Tại đây, cá hồng là một nguồn lợi quý báu của ngư dân các tỉnh để khai thác với giả cả hấp dẫn, dùng để đóng gói bày bán. Tại Phú Yên, giá cá giống từ 5.000-7.000 đồng/con cá hồng, thu nhập mỗi ngày của người khai thác cá hồng giống có thể đạt bình quân từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày.
Thịt cá hồng ngon, giàu chất dinh dưỡng nên dùng làm nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon như cá hồng hấp chanh[6], cá hồng hấp sốt tiêu đen[7], cá hồng hấp nguyên con[8], cá hồng nướng vừng[9]... Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến việc chọn và chế biến vì cá hồng ươncó thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong vì trong cá khi ươn có chứa tố chất histamin.[10] Đã có báo cáo về nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cá hồng tại Việt Nam [2][11][12].
Nguồn: Wikipedia