Mười loài cua đẹp và lạ nhất thế giới

Mười loài cua đẹp và lạ nhất thế giới

Chia sẻ nội dung:

Mười loài cua đẹp và lạ nhất thế giới
Cua có nhiều hình dạng và kích thước, và có mặt ở nhiều nơi trong hệ sinh thái của trái đất, từ những khu rừng nội địa, ven bờ biển đến những vùng biển sâu. Ở bài viết này, chúng ta cùng ngắm nhìn những ngôi sao sáng nhất trong các loài cua. Một số loài rất hiếm, một số có màu sắc sặc sỡ, và một số có hình dáng cực kỳ lạ lẫm, nhưng trên hết, tất cả chúng cho chúng ta thấy tự nhiên thể hiện sự phù hợp một cách đẹp đẽ và đa dạng như thế nào.

CUA TRÊN ĐẤT LIỀN

10. Cua Halloween (Gecarcinus quatradus)

Halloween-crab.img_assist_custom-600x450

Dù có là ngày lễ Halloween hay không, loài cua này cũng trình diễn một bộ mặt sáng láng làm hứng khởi cho người ta đặt chúng nhiều nickname như Harlequin Land Crab hay Moon Crab. Cua Halloween có mặt ở vùng bờ biển Mexico và Trung Mỹ và có thể xa về phía nam ở Peru. Chúng là loài sống ở rừng, chúng ăn lá và hạt, thường ăn về ban đêm. Mặc dù sống ở rừng mưa nhiệt đới bờ biển và trải qua phần lớn thời gian trên đất liền, cua Halloween phải quay về mặt nước để đẻ trứng.

9. Cua dừa (Birgus latro)

Coconut-Crab.img_assist_custom-600x450.j

Là loài động vật chân đốt lớn nhất sống trên đất liền, nặng tới 4.1 kg (9 lbs), cua dừa sống hoàn toàn trên các đảo Thái Bình Dương. Chúng ăn quả, hạt và thỉnh thoảng ăn dừa, trong đó nhiều con phải cùng chung sức để có thể làm vỡ quả dừa. Cua dừa là loài động vật rất đặc biệt. Chúng là loài cua sống dựa vào vỏ của một động vật khác, nhưng khi trưởng thành, lớp vỏ của chúng phát triển đủ mạnh để không cần vỏ của động vật khác nữa. Chúng có hệ thống hô hấp đặc biệt, chúng không có mang hay phổi, mà là một bộ phận có tính chất ở giữa hai cơ quan trên. Cơ quan khứu giác giống côn trùng hơn là cua.

CUA VÙNG BIỂN SÂU

8. Cua vua gai (Paralithodes rathbuni)

Spike-Crab.img_assist_custom-600x400.jpg

Loài cua xinh đẹp này được bao phủ bằng gai để giúp chúng ngụy trang và tránh kẻ săn mồi. Cùng với cua vua California (chúng là loài phụ ), cua vua gai sống ở độ sâu 730 mét (2.400 ft). Ở độ  sâu này, chúng ăn sao biển, các loài cua khác, và các chất thải khác rơi từ bên trên xuống.

7. Cua hộp nâu (Lopholithodes foraminatus)

Brown-Box-Crab.img_assist_custom-600x472

Một dạng cua vua nữa, loài sinh vật lạ lùng này có thể sống ở độ sâu rất lớn, phân bố từ Kodiak, Alaska tới San Diego, California. Cua hộp nâu sống nhờ ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ đào hang ở đáy bùn. Điều đó rất hiệu quả vì chính loài cua này dành phần lớn thời gian trong đáy bùn. Để làm được như vậy, chúng đã phát triển một phương pháp hô hấp rất đặc biệt. Khi các càng phía trước di chuyển tới, các khe đặc biệt ở càng kết hợp với chân kề của nó tạo thành những lỗ nhỏ cho nước lưu thông đến phổi. Thiên tài!

CUA Ở CÁC DẢI ĐÁ NGẦM

6. Cua san hô mềm (Hoplophirs oatesii)

Soft-coral-crab.img_assist_custom-600x47

Loài cua nhỏ này được sinh ra để ngụy trang, sống trong các lùm san hô mềm và ăn sinh vật phù du. Dường như hình dạng giống san hô vẫn còn chưa đủ để ngụy trang, người ta nghĩ cua san hô mềm này còn ăn cả những ống san hô để hấp thụ màu, tăng cường khả năng ngụy trang bảo vệ. Phân bố từ Ấn độ dương đến tây Thái bình dương, cua san hô mềm sống rất hòa hợp với các sinh vật sống trong rạn san hô.

5. Cua vằn (Zebrida adamsii)

Zebra-crab.img_assist_custom-600x450.jpg

Phân bố từ Ấn độ dương sang Thái bình dương, mãi tận về phía nam đến Úc, cua vằn có mặt ở những nơi có cầu gai, đặc biệt là loài cầu gai lửa, vì gai của nó là thức ăn của cua vằn. loài cua có hình dáng kỳ lạ này chuyển từ con cầu gai này đến cầu gai khác trong ngày kiếm ăn của nó. Chúng liên tục nhai gai của cầu gai nhưng không làm hại cho cầu gai – cua vằn rất hiền lành và thích hợp để nuôi làm cảnh.

4. Cua cam (Achaeus japonicas)

Orangutan-Crab.img_assist_custom-600x450

Thuộc họ nhện và có kiểu bố trí thân thể giống cua, loài sinh vật nhỏ xíu và độc đáo này (chỉ dài 2 cm) có nhiều nét giống với loài khỉ mà chúng được đặt tên theo. Cua cam không những có lớp long màu cam phủ bên ngoài, chúng có hai chân dài giống với hai tay khỉ.

Để  tăng thêm hiệu quả, trong khi ăn sinh vật phù du và thu thập thức ăn trong dòng nước, loài cua này đong đưa cánh tay dài của chúng, giống như loài khỉ cam đã làm.

3. Cua sứ (Neopetrolisthes maculates)

Porcelain-crab.img_assist_custom-600x472

Loài cua tuyệt đẹp này không thật sự là cua, mà là một loài tôm hùm tiến hóa dần có hình dạng giống cua. Giống như sứ, loài cua này đẹp và dễ vỡ, thường mất chân khi trốn tránh kẻ săn mồi và mọc lên sau đó. Chúng đẹp thật sự, nhưng thức ăn của chúng không đẹp tý nào, chúng tìm thức ăn từ xác cá và tôm đang thối rữa, chúng ăn chất nhớt của hải quỳ. Chúng là loài cộng sinh. Cua giữ cho hải quỳ sạch và không bị nhiễm độc, trong khi hải quỳ che chở cho cua an toàn từ các kẻ săn mồi.

CUA VÙNG NƯỚC THỦY TRIỀU

2. Cua chân nhẹ (Grapsus grapsus)

Sally-Lightfoot-crab.img_assist_custom-6

Loài cua sống trên cát này là nguồn hứng khởi của các nhà văn, thu hút các nhà khoa học và chiêu đãi những người tắm biển bằng màu sắc sáng sủa và chuyển động nhanh như gió. Chúng phân bố từ bờ biển nam California đến Peru và nhiều đảo gần đỏ, gồm cả Galapagos, loài cua này sống ở bờ biển ngay phía trên làm sóng biển. Chúng có khả năng chạy bất kỳ hướng nào, nhưng bỡi vì thời gian phản ứng của chúng quá nhanh, dường như chúng đọc được ý nghĩ của người bắt chúng.

1.Cua càng đỏ (Parisesarma bidens)

Red-clawed-crab.img_assist_custom-600x45

Là một loài cua chạy nhanh giống như cua chân nhẹ, loài cua càng đỏ phân bổ từ Ấn độ dương đến Thái bình dương và vùng biển Nhật bản, sống chủ yếu ở vùng nước lợ và rừng ngập mặn. Do sống ở những vùng này nên chúng có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn rất tốt.

Sự đa dạng của các loài cua chứng tỏ rằng cua là những thực thể sống tiến hóa, có thể chịu đựng được những biến đổi của điều kiện sống. Chúng đã phát triển những phương pháp tốt để sống sót, từ việc không bị nhiễm độc đến cách tìm thức ăn trôi theo dòng nước.
 
Triệu Thanh Tuấn, www.aquanetviet.org

Mrs Thoa - Miền trung
SĐT: 0978 182 284
Mrs Huyền - Miền Nam
SĐT: 0905 252 284
Danh bạ website  
>